Chủ động PCCC xem là giải pháp hữu hiệu trong tình hình hiện nay. Hệ thống phòng cháy chữa cháy ngày càng hiện đại và được pháp luật quy định cụ thể. Tuy nhiên, người dùng vẫn chưa thực sự hiểu về hệ thống này. Vậy, hệ thống phòng cháy chữa cháy chủ động và thụ động là gì?.
Hệ Thống Phòng Cháy Chữa Cháy Là Gì?.
Hiện nay không có một định nghĩa cụ thể nào về hệ thống phòng cháy, chữa cháy (PCCC). Tuy nhiên có thể hiểu về hệ thống thông qua chức năng mà nó thực hiện. Hệ thống PCCC là tổng hợp những biện pháp kĩ thuật gồm từ chuông báo động, báo khói, đến bình chữa cháy và cửa thoát hiểm nhằm loại trừ hoặc hạn chế tối đa các nguy cơ xảy ra cháy, nổ.
- Hệ thống phòng cháy chữa cháy gồm 2 loại là: chủ động và thụ động.
Hệ thống PCCC chủ động là gì?.
Hệ thống PCCC chủ động chính là biện pháp kĩ thuật sử dụng khi đám cháy bùng phát, liên quan trực tiếp đến việc kiểm soát đám cháy một cách chủ động. Hệ thống phòng cháy chữa cháy chủ động thể hiện rõ ràng ra bên ngoài và dễ thấy trong hầu hết các tòa nhà.
Hệ thống PCCC thụ động là gì?.
Hệ thống PCCC bị động là biện pháp kĩ thuật biện pháp đến từ kết cấu giảm thiểu nguy cơ thiệt hại do hỏa hoạn. Sử dụng yếu tố chống cháy (tường, sàn) để chia nhỏ công trình ra thành từng ngăn riêng biệt, bịt kín và xử lý lỗ rò, lỗ kỹ thuật. Chống cháy cho những cấu kiện chịu lực (ví dụ: cột, vách ngăn và dầm) để kéo dài thời gian vàng sơ tán mọi người.
Chống cháy thụ động/chủ động: cần tìm giải pháp tối ưu.
👉 Giải pháp cho chống cháy chủ động:
+ Lắp đặt hệ thống báo cháy:
- Theo zone (phù hợp cho không gian nhỏ)
- Theo địa chỉ (phù hợp cho không gian rộng lớn).
+ Lắp đặt hệ thống chữa cháy: gồm 3 loại
- Sử dụng nước: Các loại phổ biến thường hệ thống chữa cháy Sprinkler (vòi phun tia nước); hệ thống chữa cháy Drencher (xả tràn ngập),…
- Sử dụng khí: Hệ thống chữa cháy chất khí như khí FM-200, CO2 và Nitrogen,…
- Sử dụng bọt foam (là hỗn hợp của hai chất: dung dịch Sun-phát nhôm Al2(SO4)3 và dung dịch Natri hydrocacbonat NaHCO3): dập tắt đám cháy và đồng thời là tấm màng ngăn không để cháy lan.
👉 Giải pháp cho chống cháy thụ động:
+ Chống cháy cho cấu kiện:
Khi công trình thiết kế và áp dụng những hệ thống chống cháy bị động sẽ duy trì được cấu trúc của toà nhà ngay cả khi tiếp xúc với lửa. Sử dụng những vật liệu chống cháy (tấm chống cháy, tấm cách nhiệt, bông khoáng, tấm thạch cao Knauf,…) hoặc xây dựng những cấu trúc từ các sản phẩm được bảo vệ các bộ phận kết cấu thiết yếu (như kết cấu thép và hệ thống khớp nối) khỏi tác động của lửa.
+ Sử dụng biện pháp ngăn chia:
Để hạn chế sự lây lan của đám cháy trong tòa nhà cần phân chia tòa nhà thành những ngăn được ngăn cách với nhau bằng các bức tường, vách ngăn có sử dụng tấm cách nhiệt, chống cháy hoặc ngăn các tầng của công trình bằng hệ thống chịu lửa nhằm ngăn chặn sự lan truyền của đám cháy, giảm nguy cơ đám cháy phát triển lớn và rộng hơn.
+ Giải pháp cửa ngăn cháy:
Cửa là một bộ phận quan trọng trong cấu trúc của công trình. Những giải pháp cửa ngăn cháy, cách nhiệt đều là mối quan tâm hàng đầu hiện nay cho nhiều dự án. Giải pháp cửa ngăn cháy ứng dụng tấm chống cháy và tấm cách nhiệt được đem đi thử nghiệm đều đạt chuẩn kiểm định PCCC theo quy chuẩn mới nhất QCVN 06:2021/BXD và cũng là giải pháp được nhiều nhà đầu tư quan tâm.
Để việc công tác PCCC được chuẩn bị và thực hiện một cách hiệu quả, hãy cân nhắc đến việc kết hợp cả hai phương pháp chủ động và thụ động. Đảm bảo tốt nhất sự an toàn và giảm thiểu tối đa rủi ro cháy nổ, thiệt hại về người và tài sản của người dân.