Vấn đề PCCC của những công trình xây dựng hiện đang nhận được sự quan tâm đặc biệt. Vài năm trở lại đây, hỏa hoạn liên tục xảy ra và để lại thiệt hại lớn cho mỗi cá nhân, doanh nghiệp và toàn xã hội… Việc thiết kế công tác PCCC cho công trình dựa trên các yếu tố, nhưng cốt lõi vẫn là bậc chịu lửa trong công trình xây dựng đó.
Bậc Chịu Lửa Trong Công Trình Xây Dựng Là Gì?.
Theo quy định tại mục 1.5.19 quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 03:2012/BXD về nguyên tắc, phân cấp công trình dân dụng, công nghiệp và hạ tầng kỹ thuật đô thị do BXD ban hành thì bậc chịu lửa được quy định như sau: bậc chịu lửa là đặc trưng chịu lửa của nhà và công trình theo tiêu chuẩn được xác định bằng giới hạn chịu lửa của các kết cấu xây dựng.
Cách Xác Định Bậc Chịu Lửa Cho Công Trình Xây Dựng:
Để xác định được bậc chịu lửa trong công trình, đầu tiên cần hiểu một vài thuật ngữ sau:
👉 Giới hạn chịu lửa:
Thời gian (tính bằng giờ/phút) từ khi bắt đầu thử chịu lửa theo chế độ nhiệt tiêu chuẩn những mẫu cho tới khi xuất hiện một trong các trạng thái giới hạn của kết cấu và cấu kiện sau:
- Mất khả năng chịu lực
- Mất tính toàn vẹn
- Mất khả năng cách nhiệt
👉 Tuổi thọ công trình:
Khả năng công trình xây dựng đảm bảo tính chất cơ lý và các tính chất khác được thiết lập trong thiết kế và đảm bảo điều kiện sử dụng bình thường trong suốt thời gian khai thác vận hành.
👉 Độ bền vững:
Đặc trưng tổng quát về độ bền, độ ổn định của nhà và công trình trong suốt thời gian khai thác.
Để xác định được bậc chịu lửa cho công trình xây dựng bạn căn cứ vào một số bảng sau để hiểu chi tiết:
- Bảng 2 TCVN 2622-1995 biết được bậc chịu lửa của công trình áp dụng cho cột, sàn, tường…
- Phụ lục C TCVN 2622 -1995 tra vật liệu tương ứng có giới hạn chịu lửa là bao nhiêu (nếu cấu kiến bạn không chỉ rõ được giới hạn chịu lửa) đối chiếu với bảng 2 TCVN 2622 để tra ra bậc chịu lửa công trình
- Từ bậc chịu lửa và hạng sản xuất của công trình để tính ra khoang cháy cho phép tương ứng, nhà xây được tối đa bao nhiêu tầng…
Nên kết hợp TCVN 2622-1995 và QCVN 06-2010 để xác định đúng về bậc chịu lửa trong công trình xây dựng. Trường hợp đối với nhà khung thép mái tôn mà bạn không đưa ra các giới hạn chịu lửa thì bên PCCC sẽ áp vào nhà bậc V, diện tích khoang cháy là 1200m2 cho xây tối da 1 tầng. Nếu công trình lớn diện tích trên cần làm tăng bậc chịu lửa của công trình bằng cách thay thế vật liệu hoặc sơn chống cháy cột, kèo…
Hiện nay, việc dùng tấm chống cháy cho công trình đã trở nên quá phổ biến được nhiều chủ đầu tư tin dùng. Sử dụng tấm chống cháy, cách nhiệt giúp bậc chịu lửa trong công trình được tăng lên kéo dài thời gian vận hành, giảm chi phí vận hành xây lắp lâu dài cho nhà đầu tư, kết cấu đảm bảo ổn định, an toàn.