Xây dựng chính là một trong ngành mũi nhọn trong công cuộc phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Càng nhiều công trình được xây dựng, cơ sở hạ tầng vật chất và đời sống của người dân càng được tăng cao. Tuy nhiên đi kèm với sự phát triển là không ít vấn đề về bảo vệ môi trường. Việc giải quyết bài toán này, nhiều giải pháp đã được đưa ra như sử dụng vật liệu xanh, giảm thiểu chất thải, tái chế,…
Từ Các Hệ Quả Đã Được Dự Đoán Cho Đến Biện Pháp Khắc Phục.
Theo các số liệu nghiên cứu, ngành xây dựng trên toàn thế giới sử dụng hơn 400 triệu tấn vật liệu mỗi năm, hầu hết trong số đó đều có tác động xấu đến môi trường theo một mức độ nhất định. Bên cạnh đó còn cho thấy ngành xây dựng đang chiếm đến 40% mức độ sử dụng năng lượng hàng năm trên toàn thế giới và là nguyên nhân gây ra:
- 23% số lượng ô nhiễm không khí
- 50% biến đổi khí hậu
- 40% ô nhiễm nguồn nước
- 50% chất thải chôn lấp
Mỗi dự án công trình xây dựng đều có khả năng gây ảnh hưởng đến môi trường thông qua: ô nhiễm khí thải, ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm nguồn nước,… nếu chủ đầu tư không có biện pháp bảo vệ môi trường phù hợp.
Từ các nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường trong ngành xây dựng, một số biện pháp khắc phục tương ứng đề ra như sau:
- Tổ chức hệ thống quản lý môi trường: Mỗi đơn vị thi công xây dựng nên thực hiện tổ chức quản lý môi trường trong mỗi dự án mà mình phụ trách. Nhà thầu xây dựng chịu trách nhiệm giám sát công tác bảo vệ môi trường trong từng giai đoạn và hạng mục thi công
- Quản lý tiếng ồn: Ô nhiễm tiếng ồn là một phần không thể thiếu trong mỗi công trình xây dựng. Tuy nhiên, nhà thầu có thể khắc phục tình trạng này bằng cách bảo dưỡng máy móc định kỳ, lắp đặt lớp che chống ồn, áp dụng phương pháp thi công chống ồn,… Và đảm bảo mức tiếng ồn công trình luôn ở mức cho phép theo TCVN 5949-1998.
- Quản lý ô nhiễm chất thải và nguồn nước: Chất thải xây dựng có ảnh hưởng đến chất lượng môi trường xung quanh. Nhà thầu xây dựng cần đảm bảo sử dụng các trang thiết bị, vật tư, vật liệu xây dựng,… phù hợp với các tác nhân từ môi trường và có khả năng tái chế, phân hủy tốt.
Vật Liệu Xanh – Xu Hướng Mới Của Ngành Xây Dựng.
Vật liệu xanh chính là các loại vật liệu thân thiện với sức khỏe con người và không gây ô nhiễm môi trường. Là các loại vật liệu có khả năng tái chế và phân hủy tốt. Bên cạnh đó, vật liệu xanh cần đảm bảo hai yếu tố:
- Quá trình sản xuất xanh: Vật liệu xanh trong quá trình sản xuất không gây lãng phí nhiên liệu và ảnh hưởng đến môi trường
- Quá trình sử dụng xanh: Vật liệu xanh trong quá trình sử dụng không gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người và có chu kỳ tái chế – phân hủy đảm bảo an toàn cho môi trường.
Ở nước ta xu hướng sử dụng vật liệu xanh và vật liệu không nung trong ngành xây dựng đang dần trở thành một xu thế mới. Nhiều doanh nghiệp nội địa đã không ngừng tạo ra sự đột phá với các sản phẩm mang tính dẫn dắt sự phát triển của thị trường.
Vật liệu xanh góp phần trong khả năng giảm thiểu tác động của ngành xây dựng đối với môi trường. Giúp bảo vệ đời sống nhân dân khỏi:
- Ô nhiễm tiếng ồn và khói bụi từ công trường
- Ô nhiễm nguồn nước từ các hoạt động sinh hoạt của công nhân xây dựng
- Ô nhiễm chất thải chôn lấp từ vật liệu xây dựng khó tái chế và phân hủy.
Tấm Chống Cháy – Vật Liệu Xanh Thân Thiện Với Môi Trường.
Chúng tôi cung cấp, phân phối tấm chống cháy và tấm cách nhiệt với sự đảm bảo cho môi trường và an toàn cho người sử dụng. Sản phẩm đã trải qua các thử nghiệm nghiêm ngặt tại cơ quan có thẩm quyền và đạt tiêu chuẩn sử dụng ở mọi công trình xây dựng.
- Khả năng tái chế vô hạn: Khả năng tái chế vô hạn giúp cho tấm chống cháy trở thành một trong các loại vật liệu xây dựng đầu tiên không gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường sau quá trình sử dụng
- Không tạo khói đen: Trong các trường hợp xảy ra hỏa hoạn, tấm sẽ không tạo thành khói đen khi tiếp xúc với lửa ở nhiệt độ cao. Từ đó, lựa chọn tấm chống cháy giúp giảm thiểu tối đa khả năng ảnh hưởng đến ô nhiễm không khí
- Không tạo độc tố: Khả năng không tạo độc tố gây hại cho con người trong quá trình sử dụng là một trong các yếu tố làm nên tính chất vật liệu xanh.
Vật liệu xanh chính là sự lựa chọn cho xu hướng trong tương lai, góp phần bảo vệ môi trường và sự phát triển bền vững. Trong ngành xây dựng, vật liệu xanh là một thành phần quan trọng và không thể thiếu ở bất kỳ công trình nào.