Vật liệu chống cháy là một trong các mối quan tâm hàng đầu của những doanh nghiệp ngành xây dựng, đặc biệt từ khi quy chuẩn QCVN 06:2021/BXD và Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ra đời. Vì vậy, những giải pháp thi công bảo vệ công trình hiện nay đã trở thành yếu tố bắt buộc chứ không còn dừng lại ở năng lực của chủ đầu tư. Tuy nhiên, độ khó bài toán lại càng tăng cao khi nhiều vấn đề phát sinh trong việc tìm kiếm giải pháp vật liệu ngăn cháy.
Tình hình thị trường vật liệu chống cháy hiện nay.
Vấn đề an toàn cháy nổ đã trở thành bắt buộc trong thiết kế xây dựng công trình và được luật hóa thông qua những quy định của cơ quan có thẩm quyền, điển hình là QCVN 06:2021/BXD và Nghị định số 136/2020/NĐ-CP. Từ đó, thị trường vật liệu chống cháy trở nên nhộn nhịp hơn bao giờ hết khi chứng kiến nhiều cái tên gia nhập ngành với đa dạng phân khúc, từ bình dân đến cao cấp, tập trung ứng dụng cho các giải pháp chuyên biệt khác nhau như cửa cuốn, cửa gỗ, sàn gỗ, thang máy, ốp dầm cột,…
Những cái tên nổi bật trên thị trường hiện nay có thể kể đến như tấm chống cháy KH Shield, bê tông chống cháy, tấm chống cháy thạch cao Knauf, bông thủy tinh, sợi thủy tinh, tấm xi măng, tấm chống cháy MGO… Mỗi sản phẩm được ưa chuộng với các ưu điểm nổi bật…
Một số sản phẩm đã có mặt trên thị trường VN trong thời gian dài, tuy nhiên đứng trước tình hình hiện nay, phải đối mặt với những quy định của Chính phủ có phần khắt khe hơn so với trước đây, những thương hiệu đang phải loay hoay tìm cách khắc phục. Các nhược điểm nhỏ trước đây của các vật liệu lại đang trở thành thước đo để các chủ đầu tư và tư vấn thiết kế lựa chọn giải pháp cho công trình.
Khó khăn tìm giải pháp vật liệu ngăn cháy cho công trình.
Với tình hình hiện tại của thị trường vật liệu chống cháy, nhiều doanh nghiệp xây dựng vô tình bị đưa vào thế khó trong việc tìm kiếm giải pháp cho dự án của mình. Để tìm vật liệu chống cháy phù hợp, doanh nghiệp phải giải quyết ba bài toán khó sau:
👉 Thực hiện quy định trong quy chuẩn QCVN 06:2021/BXD
Chính phủ với mục đích cải thiện và hoàn chỉnh quy định xây dựng nói chung và công tác PCCC nói riêng, nhưng những yêu cầu mới mang tính toàn diện hơn của QCVN 06:2021/BXD khiến cho doanh nghiệp phần nào bỡ ngỡ vì chưa kịp nắm bắt và thích ứng.
Vấn đề ở đây là những doanh nghiệp chưa tìm thấy một hướng dẫn cụ thể nào về quy chuẩn, trong khi quy định đang có phần mang tính khát quát, chưa đề cập chi tiết đối với mỗi đối tượng, trường hợp cụ thể. Lấy ví dụ, ghi nhận thắc mắc từ một chủ đầu tư như sau: thang máy tải khách, không phải thang máy chữa cháy liệu có cần kiểm định phương tiện PCCC? Hay hệ thống ống gió hút khói lắp đặt trong không gian trống có cần kiểm định phương tiện PCCC hay không và EI là bao nhiêu?.
Nhiều câu hỏi tương tự được đặt ra và tính đến thời điểm hiện tại chưa có một văn bản hay chuyên gia nào giải thích cụ thể những vướng mắc này.
👉 Đáp ứng yêu cầu kỹ thuật
Yêu cầu kỹ thuật là tiêu chuẩn cơ sở cụ thể nhất mà bất kỳ vật liệu xây dựng nào cũng phải tuân thủ nghiêm chỉnh. Trong khoảng 10 năm trở lại đây, những công trình tại Việt Nam vẫn luôn phải tuân thủ theo quy chuẩn và phương pháp thử đối với vật liệu chống cháy và các kết cấu ngăn cháy theo quy định của Bộ Xây Dựng. Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều cấu kiện, kết cấu ngăn cháy không hiệu quả do phụ kiện không đạt chuẩn. Ví dụ như đối với cấu kiện cửa ngăn cháy, các phụ kiện hay kích thước, cường độ, thiết kế hệ khung đều bắt buộc phải đạt các yêu cầu kỹ thuật.
Từ đầu năm 2021, tham chiếu từ những tiêu chuẩn quốc tế, ngành xây dựng VN được yêu cầu thử nghiệm tiêu chuẩn chống cháy theo tiêu chuẩn TCVN. Cụ thể, từ tiêu chuẩn EN 1363-1:2012 và ISO 834-1, Việt Nam tham chiếu và cho ra TCVN 9311-1:2012 quy định toàn diện hơn về kỹ thuật. Bất kỳ sự sai lệch nào liên quan đến kích thước, chi tiết lắp đặt, tải trọng, ứng suất,… đều sẽ làm kết quả thử nghiệm không còn đúng.
Ngoài ra, vật liệu chống cháy còn phải tuân thủ theo các yêu cầu kỹ thuật khác như cường độ uốn, hàm lượng thành phần độc hại cho phép, độ ẩm, độ giãn nở ẩm,…
👉 Chi phí
Bài toán thứ ba gây đau đầu cho doanh nghiệp xây dựng là chi phí. Cho dù là công trình ở cấp độ nào thì tối ưu chi phí luôn là một trong các vấn đề được chủ đầu tư quan tâm hàng đầu. Làm thế nào để lựa chọn một giải pháp vừa đạt chuẩn QCVN 06:2021/BXD cùng yêu cầu kỹ thuật, nhưng vẫn đảm bảo có mức chi phí tốt nhất?.
Hiện nay, không có nhiều giải pháp có thể đáp ứng đầy đủ cả 3 tiêu chí trên. Việc tính toán chi phí cần dựa trên toàn bộ cấu kiện mới có thể đưa ra quyết định chính xác. Nếu như giá thành của giải pháp vật liệu ngăn cháy không đáng kể phải kết hợp với các vật liệu, phụ gia khác đôn chi phí lên cao thì cũng cần suy xét cẩn thận. Đối với công trình xây dựng đang thi công dở dang, việc thay đổi của quy chuẩn có thể khiến thay đổi cơ cấu giá thành dẫn đến khó khăn cho doanh nghiệp.