Thị trường vật liệu xây dựng đang ngày càng nhiều sự xuất hiện của các loại vật liệu chống cháy. Thế nhưng, thật khó để chủ đầu tư, nhà thầu tìm ra loại chất lượng vật liệu chống cháy “toàn năng”: vừa đáp ứng được kết cấu công trình, cấu kiện, vừa đạt các tiêu chuẩn an toàn cháy hiện hành.
Vật liệu chống cháy: Chất lượng vẫn chính là một câu hỏi lớn.
Phòng chống cháy nổ ở những công trình vẫn là một điểm nóng của xã hội. Hầu hết mọi người đều lo sợ và ám ảnh bởi quy mô và mức độ lây lan của các ngọn lửa dữ. Trước thực trạng cấp thiết đó, sự ra đời của những vật liệu chống cháy đã phần nào làm dịu lắng lại nỗi lo của người dân, làm vững chắc công trình xây dựng.
Hiện nay, chúng ta dễ dàng bắt gặp một số kết cấu, cấu kiện ngăn cháy phổ biến sử dụng trong cuộc sống hằng ngày như: cửa ngăn cháy (cửa gỗ, cửa thép, cửa kính), vách ngăn cháy, ống gió ngăn cháy, thang máy ngăn cháy,…
Một điều không thể phủ nhận rằng, những vật liệu chống cháy kể trên khi đạt chuẩn chất lượng, được kiểm định rõ ràng bởi cơ quan chức năng chuyên môn sẽ đem lại sự an toàn cho con người xung quanh và nâng cao chất lượng, giá trị công trình, hạn chế các thiệt hại nghiêm trọng nếu xảy ra sự cố không mong muốn.
Tuy nhiên, không phải vật liệu chống cháy được sản xuất cũng có thể thực hiện tốt vai trò của mình. Nhiều sự cố đáng tiếc đã xảy ra mặc cho công trình đã được cho là sử dụng những vật liệu chống cháy cho cấu kiện và hệ thống. Điều này tạo nên sự hoài nghi về chất lượng của vật liệu chống cháy, khả năng của đội ngũ thi công, độ tin tưởng đối với thiết kế và nhà thầu.
Trước thực tiễn đó, có nhiều luật định ra đời nhằm hướng dẫn, thực thi các quy định trong công tác phòng cháy, cũng như ban hành những tiêu chuẩn dành riêng cho chất lượng vật liệu chống cháy.
Tiêu chuẩn dành cho một số loại vật liệu chống cháy phổ biến.
Hiện nay, độ an toàn của từng vật liệu chống cháy đánh giá dựa trên tính nguy hiểm cháy bao gồm: tính bắt cháy, tính cháy, tính lan truyền lửa trên bề mặt, khả năng tạo khói và độc tính. Theo QCVN 06:2021/BXD từng loại vật liệu ngăn cháy sẽ có yêu cầu riêng về kỹ thuật khác nhau.
Đặc biệt trong những công trình dân dụng lớn còn đòi hỏi một số khu vực và thiết bị phải trang bị các vật liệu ngăn cháy như: các hệ thống đường ống kỹ thuật sàn, đường ống vận chuyển khí cháy, kết cầu tường,… Là thời gian chịu lửa của một số cấu kiện ngăn cháy theo luật mới nhất 2022:
👉 Tiêu chuẩn của vách ngăn cháy
Vách ngăn cháy được kiểm định theo từng hệ thống thiết kế, không phải kiểm định loại vật liệu để làm vách ngăn cháy. Tiêu chuẩn của vách ngăn cháy được xác định dựa vào các yếu tố:
- Tính cách nhiệt: là trạng thái tới hạn của cấu kiện ngăn cháy khi bề mặt không tiếp xúc với lửa gia tăng trung bình đến 140 độ C và không có điểm nào gia tăng quá 180 độ C
- Giới hạn chịu lửa: là thời gian (tính bằng giờ hoặc bằng phút) từ khi bắt đầu thử chịu lửa theo chế độ nhiệt tiêu chuẩn các mẫu cho tới khi xuất hiện một trong các trạng thái giới hạn của kết cấu và cấu kiện (mất khả năng chịu lực, mất tính toàn vẹn, mất khả năng cách nhiệt)
- Mẫu hỏng tính toàn vẹn khi: Hệ thống mẫu bị gãy, sập đổ. Kiểm tra bằng miếng đệm bông tại các khe hở, vết nứt hoặc lỗ hổng trên bề mặt không tiếp xúc với lửa của hệ thống mẫu thấy có ngọn lửa xuất hiện và cháy ổn định. Hình thành lỗ hổng cho phép cữ đo khe hở loại 6mm xuyên qua và dịch chuyển dọc theo chiều dài lỗ hổng được một đoạn ít nhất là 150mm. Hình thành lỗ hổng cho phép cữ đo khe hở loại 25mm xuyên qua được. Xuất hiện ngọn lửa cháy ổn định ở bề mặt không tiếp xúc với lửa của các hệ thống mẫu sản phẩm trong thời gian hơn 10 giây
- Để được xem là cấu kiện đạt khả năng cháy, vách ngăn cháy phải được chế tạo từ những loại vật liệu chống cháy đặc biệt như tấm cách nhiệt
- Giới hạn chịu lửa (được tính theo phút) của vách ngăn thường ở khoảng 15 phút, 30 phút, 45 phút, 60 phút, 90 phút, 120 phút và 150 phút.
👉 Tiêu chuẩn của cửa thép ngăn cháy
Theo quy định tại TCVN 9383:2012, cửa chống cháy đạt chuẩn phải đáp ứng đầy đủ tiêu chí sau:
- Khả năng cách nhiệt: sản phẩm phải ngăn ngừa tác động nhiệt từ khói, ngọn lửa, khí gas,… trong thời gian tối thiểu ở mức 15 phút và tối đa là 120 phút
- Về vật liệu chế tạo:
- Cửa sổ, cửa đi, vách ngăn cháy giữa phòng phải đảm bảo được chế tạo từ vật liệu có khả năng chịu lửa tối thiểu 45 phút
- Đối với cửa ngăn cháy lắp đặt trong chung cư, toà nhà cao tầng, đòi hỏi phải được làm từ vật liệu có tính chống cháy tốt trong khoảng thời gian tối thiểu 45 phút, và phải được trang bị cơ cấu đóng tự động khi có hoả hoạn xảy ra
- Về kích thước, độ dày của cửa:
- Kích thước tiêu chuẩn của các loại cửa ngăn cháy là cao từ 1800 – 3000 mm, độ rộng từ 800 – 1200 mm
- Cửa chống cháy phải được trang bị lớp thép cánh dày 0,8 mm, 1,0 mm, 1,2 mm, 1,5 mm hoặc 2,0 mm
- Độ dày của cửa chống cháy phải đảm bảo trong khoảng từ 40 – 50 mm.
Đâu chính là giải pháp tối ưu cho các chất lượng vật liệu chống cháy hiện nay?.
Nhu cầu dùng vật liệu chống cháy ngày càng cao đồng nghĩa với sự xuất hiện đa dạng của nhiều giải pháp cho vật liệu chống cháy trên. Trong đó, loạt sản phẩm tấm chống cháy, tấm cách nhiệt được xem là giải pháp cho vật liệu chống cháy tiêu biểu trên thị trường. Các ưu điểm vượt trội sau là yếu tố tạo nên chất lượng “ghi điểm” với các công trình an toàn cháy:
- Không bắt cháy, không khói, không độc tố: Khói trong đám cháy là nơi chứa nhiều hoạt hạt, hơi, khí độc,… gây ảnh hưởng đến tính mạng con người
- 3 giờ sử dụng khi tiếp xúc lửa 1000°C: Vì được làm từ phụ phẩm nông nghiệp tinh chọn kỹ càng cùng với nguyên phụ liệu kết dính và công nghệ sản xuất tiên tiến, đem lại khả năng ngăn chặn sự lan truyền lửa một cách hiệu quả
- Vật liệu xanh thân thiện với môi trường: Từ phụ phẩm nông nghiệp, các nguyên liệu nhập khẩu an toàn, không chứa chất độc hại, và quá trình sản xuất không nung
- Đạt mọi tiêu chuẩn kiểm định PCCC: Để đánh giá là sản phẩm đột phá cho giải pháp vách chống cháy, tấm chống cháy đã trải qua những bài kiểm định nghiêm ngặt và đạt mọi tiêu chuẩn PCCC.
Bên trên là một số thông tin cần lưu ý khi sản xuất và lựa chọn vật liệu chống cháy. Nhìn chung, cần lựa chọn các giải pháp đảm bảo chất lượng và đạt những tiêu chuẩn an toàn cháy. Hơn hết cần hiểu về những đặc điểm và tính chất của từng loại vật liệu chống cháy. để đưa ra lựa chọn đúng đắn cho cho công trình, đáp ứng tốt yêu cầu của chất lượng công trình, giảm thiệt hại khi có hoả hoạn xảy ra, cũng như tăng độ bền của công trình và tiết kiệm chi phí bảo dưỡng, bảo trì.